Tin tức

Hai loại rượu Nhật Bản đặc trưng cho văn hóa xứ anh đào là gì?

Nhật Bản là đất nước xinh đẹp, phát triển về mọi mặt, là nơi của xứ sở hoa anh đào. Nếu có dịp tới Nhật Bản, hãy thưởng thức ẩm thực nơi đây. Một trong số những đặc trưng nhất, tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của người dân xứ hoa anh đào. Và nếu như đã đến đây, nếu không thử những loại rượu Nhật Bản đặc trưng cho văn hóa nơi đây, chắc chắn sẽ là một điều đáng tiếc.

Rượu Nhật Bản Nihonshu

Đây là loại rượu truyền thống của Nhật Bản mà chúng ta vẫn thường hay nhìn thấy nó xuất hiện trên các bộ phim truyền hình. Nihonshu có lẽ là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong số những loại rượu sake huyền thoại của Nhật Bản.

Hai loại rượu Nhật Bản đặc trưng cho văn hóa xứ anh đào là gì?

Rượu Nhật Bản Nihonshu được làm từ  gạo, mạch nha, men koji và nước. Được ủ lên men bằng phương pháp thủ công truyền thống và lâu đời của người Nhật. Trong các bữa tiệc tại Nhật, rượu Nihonshu là đồ uống không thể thiếu, tượng trưng cho sự may mắn và cầu chúc sự tốt lành cho người uống. Vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên, nếu bạn được mời uống thử một ly.

Rượu NihonShu đa số có độ cồn khá là nhẹ, chỉ từ 15 – 20%, chính vì vậy mà rất khó để say. Tuy nhiên, cũng có một số loại Nihonshu có độ cồn rất cao, thậm chí lên tới 55 độ. Mùi của Nihonshu là khá là thơm ngon, đậm đà, khi uống sẽ thấy tê ở đầu lưỡi, rất dễ gây nghiện cho người uống.

Hai loại rượu Nhật Bản đặc trưng cho văn hóa xứ anh đào là gì?

Rượu Nhật Bản Amazake

Với những du khách không thích rượu có nồng độ cao, khi tới Nhật Bản có thể lựa chọn Amazake, một loại đồ uống có độ lên men rất thấp. Thường thì rượu Amazake Nhật Bản được làm từ công thức ủ lọc lấy bã sake, sau khi được lên men trộn cùng cơm và nước. Có 2 loại để bạn thưởng thức là Amazake như rượu nếp hoặc cả rượu lẫn cơm.

Trong số những loại rượu Nhật Bản thì Amazake rất tốt cho sức khỏe, vì có nhiều canxi, chất sắt, vitamin B, photpho, các axit béo có lợi cho cơ thể, các men vi sinh tốt cho tiêu hóa. Một điều đặc biệt ở Amazake là trẻ em hay phụ nữ mang thai đều có thể uống được vì không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nồng độ cồn rất thấp, chỉ 1%.  Thường thì rượu có vị ngọt thanh, màu trắng đục, thích hợp uống vào mùa đông.

Ngoài Amazake và Nihonshu, rượu Umeshu hay còn gọi là rượu mơ ngâm, cũng không kém cạnh các loại rượu sake Nhật Bản. Loại rượu này cũng có độ cồn khá là thấp, chỉ 14%, vị chua, ngọt rất dễ uống. Umeshu cũng nổi tiếng không hề kém cạnh sake và được dùng nhiều trong các bữa ăn.

https://blogcongdong.net

https://blogcongdong.net/bao-gia-ruou-sake-nhat-ban-bao-nhieu-tien-va-thanh-phan-cua-ruou/

Những bài viết liên quan

Back to top button