Kiến thức chung

Phạt không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng

Rất nhiều doanh nghiệp vì lý do chủ quan hoặc khách quan đã không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng. Trong trường hợp này, dù là vô tình hay cố ý thì doanh nghiệp đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ví dụ như khi hành khách đi xe khách, nhưng nhà xe không xuất hóa đơn xe khách cho khách hàng, khi gặp chốt kiểm tra phát hiện sai phạm trên thì nhà xe chắc chắn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cùng tìm hiểu những quy định mới nhát về việc không xuất hóa đơn cho khách hàng trong bài viết dưới đây.

Theo quy định cũ khi nào không cần lập hóa đơn?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư 39 thì doanh nghiệp sẽ không cần lập hóa đơn thanh toán nếu có tổng thanh toán dưới 200.000 đồng. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. bên cạnh đó, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

xuất hóa đơn điện tử

Như vậy, theo quy định tại Thông tư 39 thì chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.
Tuy nhiên, một trong những lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ đó chính là  Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC chỉ có hiệu lực đến ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020 sẽ bị thay thế bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Như vậy, hiện tại, việc lập hóa đơn điện tử vẫn có thể triển khai theo Thông tư 39. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định của Thông tư 68 để có thể sẵn sàng triển khai thực hiện khi có yêu cầu.

Mức phạt khi bán hàng mà không xuất hóa đơn

Hiện tại, Thông tư 10/2014 đã chính thức được ban hành quy định cụ thể về các mức phạt khi doanh nghiệp bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn cho khách hàng. Cu thể:
Khoản 4 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.

– Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
Như vậy có thể thấy, các mức phạt đối với hành vi không xuất hóa đơn cho khách hàng vô cùng nghiêm khắc, do đó các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc triển khai và thực hiện tránh để tình trạng gặp sai phạm và bị xử lý theo quy định.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp nắm rõ được quy định đối các trường hợp không cần lập hóa đơn theo thông tư 39/2018 và các mức xử phạt đối với hành vi không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng.

Các trường hợp được gia hạn nộp tờ khai thuế 

Vì sao các doanh nghiệp phải tra cứu hóa đơn điện tử?

Việc áp dụng triển khai sử dụng hóa đơn điện tử là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp kể từ ngày 01/11/2020. Như vậy, kể từ thời điểm này để đảm bảo việc triển khai sử dụng hóa đơn được diễn ra tốt nhất, các doanh nghệp nên tìm hiểu các quy định về hóa đơn điện tử như việc xuất hóa đơn cho khách hàng ngay từ bây giờ. Chúc các doanh nghiệp sẽ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tốt nhất, thuận tiện nhất và nhanh chóng nhất.

Những bài viết liên quan

Back to top button