Kinh doanhTin tức

Thủ tục hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Hoàn thuế GTGT không chỉ đóng vai trò thúc đẩy mà còn giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Ngoài ra, việc hoàn thuế cũng làm rõ ràng và minh bạch về những khoản thu, cách dùng thuế và trách nhiệm của Nhà nước với khoản thu từ doanh nghiệp. Bên cạnh những quy định về viết hóa đơn GTGT, về cách hạch toán chi phí để tính thuế TNDN, về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế, hàng hóa xuất khẩu cũng có những quy định và thủ tục hoàn thuế GTGT mà doanh nghiệp cần nắm được. Trong bài viết này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật và thủ tục hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu.

1. Thủ tục hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế theo quy định bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu số 01/ĐNHT được ban hành kèm thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa nếu là trường hợp gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

– Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng hoặc là các trường hợp thanh toán được coi là thanh toán qua ngân hàng

– Hóa đơn thương mại, trong đó ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế sau khi chuẩn bị đầy đủ sẽ được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc được nộp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc có thể nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước, căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước để lập lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

2. Quy định về hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định điều kiện hoàn thuế GTGT như sau:

– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của doanh nghiệp đó.

Khoản 3, Điều l Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về vấn đề hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: 

Tìm hiểu quy định về các từ được viết tắt trên hóa đơn 

Phân tích ưu, nhược điểm của phần mềm iTaxViewer

Doanh nghiệp mà trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Đối với DN kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

 

Những bài viết liên quan

Back to top button